Bẫy Hơi

Loại bẫy, Chọn loại và Định cỡ

Bẫy hơi là gì?

Là một bộ phận nối với Hệ thống hơi được thiết kế để lấy Nước ngưng và giữ lại Hơi

Nước ngưng là Hơi sau khi mất đi Nhiệt năng qua:

  • Nhiệt Năng mất đi (qua ống)
  • Trao Đổi nhiệt qua Thiết bị trao đổi nhiệt

Các loại bẫy hơi




Bẫy Phao – Hoạt động như thế nào?

  • Nguyên tắc hoạt động:
    • Bằng độ chênh lệch tỷ trọng của nước ngưng (nước) và hơi.
    • Nước ngưng nặng hơn hơi.
  • Bẫy mở và xã nước, khi nước ngưng vào khoang và nâng phao nổi lên.
  • Bẫy đóng lại khi có hơi, vì hơi không thể nâng phao lên được.
  • Bẫy phao xã nước ngưng liên tục.

Bẫy Phao: Điểm mạnh và Điểm yếu

Điểm mạnh:

  • Nhận biết được nước ngưng, xã khi có nước ngưng.

Điểm yếu:

  • Rất dễ bị thủy kích, rò rĩ qua lỗ nhỏ và mối hàn.
  • Cần có thêm lỗ thông khí tĩnh nhiệt để hoạt động tốt.

Cơ Học

Bẫy gầu đảo – Hoạt động như thế nào?

Nguyên tắc hoạt động:

  • Bằng độ chênh lệch tỷ trọng của nước ngưng (nước) và hơi.
  • Bằng lực đẩy nổi cốc đặt úp lên.

Bẫy mở và xã nước, khi nước ngưng đầy khoang và chìm.

Bẫy đóng khi hơi đầy khoang của cố và làm nó nổi lên và đóng lỗ xã lại.

Bẫy xã nước gián đoạn.

Bẫy gầu đảo: Điểm mạnh và Điểm yếu

Điểm mạnh:

  • Nhận biết được nước ngưng,
  • Xã khi có nước ngưng.

Điểm yếu:

  • Lỗ thông hơi/ khí trên gàu bị bít.

Nhiệt Động

 Bẫy nhiệt động – Hoạt động như thế nào ?

  • Bằng kết hợp giữa Nhiệt và Chuyển động nhiệt động
  • Sử dụng công thức Bernoulli: Thế Năng + Động Năng = Hằng số
  • Đặc tính hơi của hơi giãn áp và áp suất.

Bẫy đóng khi;

  • Nước ngưng nóng xã ra ở vận tốc cao tạo ra vùng áp suất thấp dưới đồng tiền (Hiệu ứng Bernoulli) so với phía trên đồng tiền.
  • Nước ngưng nóng thành hơi giãn áp và tạo lực đẩy trên đồng tiền lớn hơn phía dưới đồng tiền.
  • Lực khác nhau – Lớn ở trên đồng tiền, nhỏ dưới đồng tiền làm cho đồng tiền đóng lại.

Bẫy mở khi hơi giãn áp mất nhiệt năng và thành nước ngưng
Chu kỳ hoạt động lập lại.
Bẫy xã nước ngưng gián đoạn

BẪY NHIỆT ĐỘNG – KHỞI ĐỘNG

BẪY NHIỆT ĐỘNG – ĐANG ĐÓNG 2

BẪY NHIỆT ĐỘNG – ĐÓNG 3

Bẫy nhiệt động: Điểm mạnh và điểm yếu

Điểm mạnh

  • Giá thành thấp, đơn giản và gọn.
  • Dễ nhận biết được bẫy có đang hoạt động hay không.

Điểm yếu

  • Không nhận biết được ngưng.
  • Có thể mất hơi và có thể giữ lại nước ngưng

  • Tĩnh Nhiệt

Bẫy lưỡng kim tĩnh nhiệt – Hoạt động như thế nào?

  • Nguyên tắc hoạt động:
    • Bằng chênh lệch nhiệt độ giữa hóa hơi và nước ngưng lạnh lại.
    • Bằng chênh lệch độ giãn nở nhiệt của 2 miếng kim loại lớp với nhau.
    • Các miếng kim loại được thiết kế với nhiều cạnh có chiều dài khác nhau để làm cho bẫy có thể hoạt động ở nhiều áp suất hơi khác nhau.
  • Bẫy mở và xã khi nước ngưng lạnh xuống dưới nhiệt độ của hóa hơi và miếng kim loại trở lại vị trí dẹt.
  • Bẫy đóng khi nước ngưng đạt đến nhiệt độ hóa hơi và 2 miếng kim loại cong lên và nâng lên đóng van lại.
  • Bẫy xã nước ngưng liên tục.




Bẫy lưỡng kim tĩnh nhiệt: Điểm mạnh và Điểm yếu

Điểm mạnh:

  • Giá thành thấp, Đơn giản và Cứng chắc

Điểm yếu:

  • Không nhận biết được nước ngưng
  • Giữ nước ngưng lại

Tĩnh Nhiệt

Cân bằng áp suất tĩnh nhiệt– Hoạt động như thế nào

  • Nguyên tắc hoạt động:
    • Bởi chênh lệch nhiệt độ giữa hóa hơi và nước ngưng lạnh lại.
    • Bởi tỉ lệ giãn nở nhiệt của chất lỏng trong hộp xếp, chất lỏng trong hộp xếp này được thiết kế theo đường cong nhiệt độ hóa hơi.
    • Nước ngưng xã ra dưới nhiệt độ hóa hơi.
  • Bẫy mở và xã khi nước ngưng lạnh hơn nhiệt độ hóa hơi và hộp xếp co rút lại.
  • Bẫy đóng lại khi nước ngưng đạt đến nhiệt độ hóa hơi và hộp xếp giãn nở ra để đóng van lại.
  • Bẫy xã nước ngưng liên tục

Bẫy Tĩnh Nhiệt Cân Bằng Áp Suất: Điểm mạnh và Điểm yếu

  • Điểm mạnh:
    • Giá thành thấp, Đơn giản và Cứng chắc
    • Rất tốt cho thông khí.
•                  Điểm yếu:
  • Không cảm nhận được Nước ngưng
    • Giữ nước ngưng lại
    • Hộp xếp (bellows) nhạy với thủy kích, Rạn nức và rò rỉ

Làm Sao Để Chọn Bẫy Hơi Đúng?
 Các Nơi Sử Dụng Chính

  1. Đường ống hơi chính và Đầu góp
  • Bộ trao đổi nhiệt và các thiết bị sử dụng nhiệt
  • Duy trì nhiệt độ cho sản phẩm

– để bơm và điều khiển độ sệt

Định cỡ bẫy hơi như thế nào?

Các chỉ tiêu

  1. Lượng nước ngưng mà bẫy xã được (Kg/hr)
  2. Lượng tải khởi động ( 2 x lưu lượng)
  3. Áp suất trước bẫy
  4. Áp suất sau bẫy (kể cả sự đối áp)

Thí dụ định cỡ bẫy

  • Ứng dụng: Bình hai vỏ
  • Hơi tiêu thụ (tải)

= Lựng nước ngưng: 450 Kg/hr

  • Giả sử tải khởi động lưu lượng gấp 2 lần = 900 Kg/hr
  • Áp suất hơi = Áp suất trước bẫy (Pu) là 4 bar
  • Áp suất sau bẫy (Pd= thế năng (4.5M) + áp suất rơi trong đường ống thu hồi nước ngưng (0.5M) = 5.0M hoặc) hay 0.5bar

Chọn bẫy sau:      Bẫy phao, và

Áp suất bẫy:        PN16

Định cỡ:               i. Tải khởi động 900 kg/giờ

ii. Áp suất chênh lệch(Pu-Pd) là 3.5 bar Kích cỡ bẫy:        Loại FLT17HC-10, DN25

FLOW RATE CAPACITY IN Kgs/h
M ODELSIZEDIFFERENTIAL PRESSURE (bar)
  0.511.5234.56789101214
FLT17-4,51″-25HC90012501450170020102400       
FLT17-101″-25HC4506207908801100125015001600170017501800  
FLT17-141″-25HC340435530600610850990110011901240130013501380

Lắp đặt bẫy

Select more than one item for comparison.
Zalo
Liên hệ